Sinh ra và lớn lên trên thành phố cảng nhưng nghệ sỹ Phạm Lợi đã có nhiều kỉ niệm gắn bó với thủ đô và những con người Hà Nội. Sau lần về biểu diễn tại câu lạc bộ guitar cổ điển Cung văn hóa Hữu Nghị, trước tình cảm mến mộ của khán thính giả và sự chân tình yêu quý cuả các bạn bè, nghệ sỹ Phạm Lợi muốn bày tỏ tất cả tấm lòng của mình cùng nỗi nhớ thủ đô qua bài soạn ca khúc "Nhớ về Hà Nội" của nhạc sỹ Hoàng Hiệp.
Mở đầu với những âm vang như tiếng chuông lung linh trang trọng, toàn bộ bài soạn toát lên một sự tìm tòi công phu với những hòa âm đặc sắc, những đoạn phát triển phong phú đa dạng về hình thức, sâu lắng về tâm tư, thể hiện nhiều sắc thái rung động của tình cảm chân thực. Cùng với tiếng đàn chín chắn, tinh tế của Thanh Hằng tác phẩm xứng đáng là món quà trân trọng của nghệ sỹ Phạm Lợi gửi tặng những người yêu guitar của thủ đô Hà Nội.
Con bé bước về phía máy tính và lặng lẽ nhấn nút Power. Trước mặt nó đã là những bản nhạc thân quen. Mỗi lần Hà Nội mưa đêm con bé thường chọn cho mình một list dài những bản piano thánh thót và trong trẻo. Nhưng hôm nay nó lơ đãng, và click nhầm. Nó đã click vào Adelita, cái tên artist Francisco Tarrega hiện ra, chứ không phải Richard Claydeman hay Giovanni quen thuộc. Thôi kệ, hôm nay thử cảm giác.
Con bé cố nhớ những gì nó đã đọc về người nhạc công, nhạc sĩ mù Tarrega - cái tên đã trở nên quá quen thuộc với những người học guitar và mê guitar. Mà nó không thuộc số họ. Nó chỉ thích ở một thời điểm nào đó, và một vài bản nhạc nhất định nào đó. Nó không rành về guitar, chỉ biết một chút. Cái khoảnh be bé ấy đủ để nó nghe và cảm thấy đặc biệt cho riêng mình nó thôi. Adelita là 1 cái gì đó quan trọng trong khoảnh bé xíu ấy. Nó đã nghe Adelita nhiều lần lắm rồi, nhưng lần này đặc biệt, bởi nó không nghe Adelita độc tấu, mà là hoà tấu. Với mưa.
Ngoài kia là mưa, những giọt nước mưa rượt đuổi nhau rồi rơi xuống. Tiếng những giọt nước lướt nhẹ qua nhau, chạm khẽ vào nhau. Con bé thích lắng nghe thanh âm trong trẻo vang lên theo mỗi sự cọ xát giữa những khối nước mềm mại ấy. Những giọt nước thi nhau chuyển động vẫy vùng để được vang lên trong bản nhạc tưởng chừng dài vô tận.
Adelita réo rắt bên tai nó. Sắc. Dịu. Chậm.
Nó có cảm giác như người chơi đàn chơi thật chậm để chạm được hết vào từng âm thanh đang vang lên. Người chơi guitar này giống ai nhỉ? ai nhỉ? Nó cố lục lọi lại trí nhớ? Nhạc của Tarrega mang những sắc màu của âm nhạc dân gian Tây Ban Nha. Nó nhớ ra rồi?Có phải là người lặng lẽ đệm guitar cho từng vũ điệu flamenco đầy sức sống trên mảnh đất ấy? Đúng là cái dáng vẻ ấy, dáng vẻ điềm tĩnh đã làm cho nó từng tự hỏi rằng vì sao vũ điệu flamenco bồng bềnh rực lửa như thế mà luôn có bóng một nghệ sĩ đệm guitar trầm ngâm.
Mưa vẫn rơi. Adelita hoà vào với mưa lạ lắm. Nếu mưa là một khối mềm và trong thì Adelita là một lá cỏ sắc. Lấy cái lá cỏ ấy cứa vào giữa giọt nước sẽ cảm thấy được tiếng guitar cắt những giọt thuỷ tinh làm bằng mưa sắc, ngọt đến mức nào. Và thử nhìn xem, khi cứa một cọng cỏ vào giữa giọt nước thì màu cỏ xanh thế nào, long lanh thế nào, để thấy rằng những tiếng guitar kia không thể không kiêu hãnh khi biết mình đẹp nhường ấy trên bản nhạc mưa.
Khi Adelita vang lên kiêu hãnh thì mưa im lặng. Nếu mưa không im lặng, làm sao những thanh âm của Adelita lại căng ra rõ ràng đến thế được? Và khi Adelita chạm được vào góc im lặng trong con bé thì mưa bắt đầu ồn ào. Cứ đuổi chạy mê mải như thế?
?..
Vẫn mưa?
Nhưng người nhạc công đã không còn chơi nữa?
Kết thúc của mưa là những giọt nước trong vắt.
Kết thúc của Adelita là những tiếng mảnh rớt vào khoảng mênh mông.
Adelita kết thúc, và rồi sẽ có lúc cơn mưa đi qua. Chỉ còn lại một chút gì đó, cho riêng ai đó?
?..
Con bé mỉm cười. Click nhầm vào một bản nhạc khác và một chút ngẫu hững đêm mưa không phải là một điều dở.
Cho đến ngày hôm nay, bản nhạc Recuerdos de la Alhambra (Hồi tưởng về Alhambra) cho tây ban cầm cổ điển với ngón rung tremolo toàn bài vẫn nối tiếng và được giới âm nhạc yêu mến. Tárrega là một nhà soạn nhạc của xứ Tây Ban Nha và là một danh cầm thủ của thế kỷ 19. Ông đã tạo ảnh hưởng lớn và đóng góp rất đáng kể cho sự phát triển nhạc tây ban cầm cổ điển. Ông được xem như là "cha đẻ của kỹ thuật trình tấu tây ban cầm cổ điển tân thời" và được mến mộ như "Sarasate của tây ban cầm" (Sarasate là danh cầm thủ về vĩ cầm).
Recuerdos de la Alhambra được sáng tác với cảm hứng từ cảnh trí của Alhambra, lâu đài của vua người Hồi Giáo, xây vào thế kỷ thứ 13 tại vùng Granada, miền Nam xứ Tây Ban Nha. Một bản nhạc khác cũng được phổ biến rộng rãi và đầy tình cảm của Tárrega là Lágrima (Giọt lệ). Ngoài công việc soạn nhạc, Tárrega đi trình tấu khắp nơi và dạy nhạc. Ông mất ở thành phố Barcelona, Tây Ban Nha ngày 15 tháng 12 năm 1909, lúc mới 57 tuổi
Thời Niên Thiếu của Tárrega
Francisco de Asís Tárrega y Eixea sinh ở Villareal, vùng Castellón, ven biển Địa Trung Hải xứ Tây Ban Nha. Thuở nhỏ học ở Castellón và Valencia. Năm 1874, Ông vào học 3 năm ở Nhạc Viện Madrid và đã được giải nhất về cả 2 môn soạn nhạc và hòa âm.
Những bản nhạc Tárrega hay trình tấu Ngoài những bản ngắn của Tây Ban Nha còn có những bản soạn lại cho tây ban cầm từ nhiều nhạc sĩ nổi tiếng như Bach, Mozart, Beethoven, Verdi, Chopin ... cũng như các bản của nhạc sĩ trong xứ như Granados, Albeniz ...
Lưu Diễn Âu Châu
Được xem như người tiên phong cho phong trào tây ban cầm tân thời, Ông đã trình diễn độc tấu ở nhiều quốc gia ở Âu Châu trong đó có Pháp (Paris, Nice, Perpignan), Tây Ban Nha (Cadiz, Valencia, Mallorca, Barcelona), Anh Quốc (London) ...
Giáo Sư Âm Nhạc
Tárrega là Giáo sư bộ môn tây ban cầm ở Nhạc Viện Madrid. Ông đã thiết lập phương thức giảng dạy hiệu quả như cách ôm đàn trên một chân được nâng cao lên và những nguyên tắc sử dụng bàn tay trái và phải.
Nhà Soạn Nhạc và Tác PhẩmNgoài những bản soạn lại cho tây ban cầm từ các nhạc sĩ khác, Tarrega còn có nhiều bản nhạc mở đầu (prelude) và một số bản nhạc được phổ biến rộng rãi và nổi tiếng. Bản Capricho Arabe viết để riêng tặng cho Breton, nhà sọan nhạc và bạn thân. Bản Danza Mora, sáng tác ở Algeria khi gặp Saint-Saens (nhà soạn nhạc Pháp nổi tiếng với bản Danse Macabre). Bản nhạc Oremus được sáng tác 2 tuần trước khi Ông qua đời. Ông để lại 78 bản nhạc gốc và 120 bản nhạc soạn lại cho tây ban cầm.
Di sản của Tárrega
Ông không chủ tâm viết nhạc để giảng dạy nhưng phương cách và kỹ thuật trình tấu của Ông đã được những học trò như Pascual Poch và Emilio Pujol viết lại trong nhiều bộ sách sư phạm vẫn còn được dùng đến ngày nay.
Tárrega đã tạo ra một thứ âm thanh đặc biệt lãng mạn, nhiều cá tính của xứ Tây Ban Nha cho những người yêu tây ban cầm cổ điển nói riêng và làm giàu cho âm nhạc thế giới nói chung.
Francisco Tarrega (1852-1909) là một nhạc sĩ sáng tác và trình tấu ghi-ta cuối thế kỷ 19, người Tây ban nha, tiêu biểu cho thể loại nhạc lãng mạn của thời kỳ này.
Ông để lại rất nhiều bài độc tấu nổi tiếng, được yêu thích cho đến ngày nay. Bài Maria được ông ghi "Gavota" là một thể điệu dựa trên một điệu vũ cổ xưa.
Joanquin Rodrigo có một người vợ tên là Victoria Kamhi. Khi được hỏi về hoàn cảnh ra đời chương 2 này, bà từng nói rằng: "Đó là những tháng ngày hạnh phúc trong tuần trăng mật của chúng tôi, khi hai người cùng sánh đôi trên con đường trong cung điện ở Aranjuez. Đó, là một bản tình ca". Và với những lý do như thế, bản nhạc ra đời với tên gọi Concierto de Aranjuez.
Nhưng sự thực phải chăng đúng là như vậy...
... Kamhi đã phải nhập viện trong tình trạng hết sức nguy kịch khi đang mang thai đứa con đầu lòng của mình. Từ bệnh viện trở về nhà, Rodrigo đã dành trọn cả một đêm, một mình, trong bóng tối, viết nên chương 2 concerto này. Đó có lẽ là thời điểm đáng buồn nhất trong cuộc đời vợ chồng ông. Họ đã rất mong muốn, rất hi vọng về đứa trẻ. Vậy mà, Chúa đã không cho ông đôi mắt, và giờ còn đem theo cả đứa bé đi...
Mở đầu chương 2 với tiếng kèn oboa buồn bã, thổi những ký ức xa xăm, nhuốm màu u tối che phủ cung điện ở Aranjuez. Những tiếng rải nhẹ, đều đặn của guitar xen lẫn tiếng kèn như bàn tay đang gạt những đám mây ký ức, giúp Rodrigo kết nối với ánh sáng của cuộc sống, và trên hết cảm nhận được sự hiện hữu của Chúa trời.
Ngay sau đó, chủ đề tác phẩm đã được hiện lên. Cây đàn guitar cất tiếng. Nó như một lời van xin Chúa hãy giữ lại mạng sống cho vợ và đứa con đầu lòng của ông, đầy thống thiết, nhưng không quỵ lụy. Sự đối đáp diễn ra liên tục giữa cây đàn - người nhạc sĩ mù, với dàn nhạc - Chúa trời. Có những lúc âm thanh được cân bằng. Có những lúc, dàn nhạc nổi lên, át hẳn tiếng đàn guitar. Cảm giác rằng con người, khi đứng trước Chúa trời, thật là bé nhỏ...
Giằng co...
Và bỗng dưng, dàn nhạc im bặt. Chúa đã ngừng lại. Chỉ còn tiếng cadenza của guitar. Sự dằn vặt nổi lên. Mọi thứ ngày càng trở nên hướng nội, và đồng thời như tìm kiếm chút lay động từ Chúa.
Kêu gọi, nhưng không có ai trả lời. Sự im lặng đến đáng sợ của dàn nhạc khiến cho người nghệ sĩ càng trở nên bức bách trong tâm trí. Tốc độ, âm thanh được đẩy cao lên tới đỉnh điểm. Toàn bộ khối óc, cơ thể dường như căng ra. Và, ngay trước cái đỉnh điểm ấy, một tiếng rải nốt bất thường vang lên đầy đột ngột. Thân mình người nghệ sĩ dường như khẽ giật nảy lên theo tiếng rải, dồn toàn bộ sinh lực vào trong cơ thể...
ĐỈNH ĐIỂM! Sợi dây vô hình giữa Chúa và người nhạc sĩ mù đột nhiên căng lên. Cả hai đang cố gắng hết sức kéo nó về phía mình. Tiếng rasg điên cuồng của guitar.
GÀO THÉT, PHẪN NỘ, ĐIÊN CUỒNG, HOẢNG LOẠN!!!
Giờ đây tâm trí ông không còn nghĩ được gì cả, việc duy nhất có thể làm, đó là giữ chặt sợi dây vô hình trong tay.
PHỰT! Âm thanh khô khốc của tiếng pizzicato của bè dây vang lên. Sợi dây giờ đây thật mỏng mảnh.
Gần như ngay lập tức, tiếng gạt dây điên cuồng lại nổi lên, như nỗ lực cuối cùng giành lại những gì của mình.
PHỰT! Vẫn âm thanh khô khốc của dàn dây.
Lần thứ ba, lại là sự gào thét cuồng nộ trên những dây đàn. Chỉ khác rằng, không gian bỗng im bặt. Sợi dây đã đứt. Và giờ là lúc Chúa lên tiếng. Chủ đề tác phẩm lại được tái hiện, nhưng giờ đây là bởi dàn nhạc. Cây guitar lặng im, như chấp nhận số phận của mình. Kamhi được cứu, nhưng đứa bé đã mãi ra đi. Đoạn nhạc đẩy được lên đến cao trào của cảm xúc, sự vỡ òa của con tim, và nước mắt...
Bè dây của dàn nhạc giảm dần, và cây đàn guitar nhẹ nhàng lên tiếng. Từng nốt chậm rãi, và lên cao. Giờ đây, ẩn dưới tiếng đàn không còn là việc giành giật sự sống, không còn là lời van xin thống thiết nữa, mà đơn giản, đó là hình ảnh đứa bé đang bay lên thiên đường, với kết thúc bằng những bằng âm bồi trong vắt.
Đứa bé đã về với Chúa, khi chưa kịp nhìn mặt cha mẹ mình dù chỉ một lần...
Agustin Barrios Mangoré (1885-1944) được mọi người biết đến như một trong những đệ nhất danh thủ ghita, và một nhà soạn nhạc ghita vĩ đại với những tuyệt tác soạn riêng cho nhạc cụ này. Ông là nhạc sĩ người Paraguay, nỗi tiếng khắp châu Mỹ Latin và châu Âu vào những năm 30 với kỹ thuật siêu tuyệt phô diễn hết các tính năng kỹ thuật của cây đàn ghita. Barrios cũng từng là giáo sư âm nhạc tại một nhạc viên lớn. Nhưng ông lại là người không biết giữ gìn và quãng bá các tác phẩm của mình. Nhiều bản nhạc bị thất lạc mà về sau người ta chỉ có thể dựa vào các đĩa thu những buổi hoà nhạc của ông để ký âm lại. Một số bản khác được thu thập lại từ bạn bè sau khi ông qua đời, những bản nhạc mà ông tặng cho họ. Một điều thú vị khác là ông thay đổi liên tục tác phẩm của mình trong những lần trình diễn khác nhau nên thường có nhiều dị bản trong âm nhạc của Barrios. Nhưng thật ra, các dị bản này không khác nhau mấy. Tất cả đều mang nét "Barrios" không lẫn với âm nhạc của các bậc thầy khác.
Là thiên tài âm nhạc, Barrios cũng còn là một trí thức hiểu biết sâu rộng, quan tâm đến triết học, làm thơ, biết nhiều ngôn ngữ, và khi trẻ có lúc ông sinh sống bằng hội hoạ và nghề báo.
Âm nhạc của Barrios chỉ được đánh giá đúng với tầm vốc nghệ thuật của nó khi ông không còn nữa. Ngày nay, khó có một buổi biểu diễn ghita nào mà thiếu vắng âm điệu của nhạc Barrios. Khó có một cầm thủ nào mà không có vài tác phẩm của Barrios trong repertoire của mình.
Người ta ví Barrios là nhà thơ trên cây đàn ghita, cũng như nhà thơ Chopin trên đàn piano. Người khác lại gọi Barrios là Bach của ghita. Cả hai so sánh như thế thật chí lý. Bản La Catedral của ông làm ta liên tưởng đến những bài fugue của Johan Sébastien Bach viết cho organ. Thực ra chính tiếng organ ai đó đang chơi nhạc Bach vang ra từ một thánh đường đã tạo cảm hứng để Barrios sáng tác bài La Catedral.
Tuy nhiên, chơi được nhạc của Barrios không đơn giản chút nào. Các tác phẩm của ông đa phần là rất khó, đòi hỏi kỹ thuật và luyện tập rất nhiều. Nhất là sự điêu luyện của bàn tay trái. Có người đùa là chơi xong một bản nhạc của Barrios thì mỏi cả tay. Quả thực là vậy! Trong bài Choro da Saudade và bài Un Sueno en la Floresta có những thế bấm tay trái phải dang rộng các ngón dàn trãi cả 5-6 ngăn đàn! Cũng trong bài Un Sueno en la Floresta , Barrios cho giai điệu lên cao vút vượt khỏi giới hạn cho phép của cây đàn bình thường đến một phím. Nghệ sĩ John Williams có nói để biểu diễn được bài nhạc này ông phải dán thêm vào cây đàn một que diêm nhỏ để tạo ngăn đàn thứ 20 (ghita chỉ có 19 ngăn!).
Tác phẩm sau cùng vào cuối đời của Barrios là bản Una Limosna por el amor de Dios. Bài này kỷ thuật trémolo áp dụng xuyên suốt. Đây là tuyệt tác trémolo có thể sánh với Recuerdos de Ahlambra của Francisco Tarrega.
Andre Segovia, "cầm thủ vĩ đại", "ông tổ ghita" đã từng gặp gỡ Barrios. Barrios còn trình diễn trước "cầm thủ vĩ đại " nhân dịp đến thăm nhà Segovia, theo Klinger, người viết tiểu sử Barrios thì: “Barrios đã trình bày cả một “dòng thác” các tuyệt phẩm làm cho Segovia phải kinh ngạc... hơn nữa: ông ấy đã thua đứt. Sau gần 2 giờ diễn ông (Barrios) được bậc thầy (Segovia) chúc tụng. Có một tác phẩm Segovia rất thích và tỏ ý muốn chơi trong các buổi diễn của mình. Barrios thân ái đề tặng Segovia một bản sao. Thế nhưng tác phẩm này Segovia sẽ không bao giờ chơi. Lí do: nếu ông ta chơi nó với tất cả khả năng điêu luyện của mình ông sẽ nâng Barrios lên một tầm cao mà không ai có thể vươn tới, và như vậy sẽ làm giảm uy danh của chính mình”. Tác phẩm mà Segovia rất thích đó chính là “La Catedral”.
John Williams, người học trò xuất sắc nhất về mặt trình diễn của Andre Segovia nói về Barrios: "... là nhạc sĩ guitar hay là nhạc sĩ sáng tác, Barrios là người xuất chúng hơn cả cho dù người nghe có là ai đi nữa. Nhạc của ông có cấu trúc hay hơn, có nhiều chất thơ hơn và có mọi thứ nhiều hơn! Hơn nữa nó nhiều hơn một cách không lỗi thời. Tôi nghĩ ông đáng kể hơn cả Sor hay Guiliani với vai trò nhạc sĩ sáng tác, và hơn Villa-Lobos với vai trò nhạc sĩ viết cho guitar."
Lịch sử chứng minh rằng AGUSTIN BARRIOS MANGORÉ là danh cầm đầu tiên được thừa hưởng lợi ích của việc phát minh ra máy hát những năm đầu thế kỷ 20. Thuở ấy, các thiết bị ghi và tái tạo âm nhạc còn rất thô sơ nên rất ít nhạc sỹ có thể lưu lại các bản hòa âm của mình. Tuy nhiên, Barrios là ngoại lệ hiếm hoi, vì ông là một trong những nhà soạn nhạc – danh cầm Guitare vĩ đại của thời đại chúng ta.
Là người tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ ghi âm, là người thiết lập nền móng cho guitar bằng một phong cách nghiêm túc, là một nhà soạn nhạc với khối lượng tác phẩm khổng lồ, không một guitarist nào thời đó có thể làm được như Barrios.
Isaac Albeniz viết tác phẩm này vào đầu những năm 1890, hầu như là ở London (nơi ông đang sống, biểu diễn và sáng tác). Bản Leyenda (Asturias) của Albeniz là tác phẩm thuộc loại “hình tượng”, trong đó mô tả những câu chuyện thần thoại, từ những trận sấm sét trong Kinh Thánh cho tới những trận động đất có sức tàn phá ác liệt. Ẩn chứa trong “Asturias – Leyenda” của ông là nỗi nhớ quê hương tha thiết, những âm thanh của giai điệu Flamenco, sự cổ kính và những giá trị của người Moor vùng Andalucia.
Jorge Cardoso là 1 guitar composer nổi tiếng nhất của Argentina, ông vừa là đàn sĩ vừa là nhạc sĩ và dạy giáo khoa cho guitar (Ngoài ra còn là Bác sĩ Y khoa dạy ở Đại Học nữa) . Tác phẩm của ông cho guitar (khoảng 350 bản), rất nổi tiếng và được hâm mộ, nhiều bản cho tới nay đã trở thành kinh điển cho những tay chơi guitar quốc tế . Ngoài ra ông còn soạn nhạc cho dàn nhạc và những nhạc khí khác như cello, violin, sáo và cembalo.
Bản "Milonga" là bản nổi tiếng nhất của ông, được các guitarist trình bày và thu âm nhiều nhất. Nó nổi bật vì tiết điệu uyển chyển đặc biệt, và cộng thêm lối chyển cung bay bướm tạo nên 1 nét trữ tình rất lôi cuốn, độc đáo.
Francisco Tárrega đã đặt nền móng cho guitar cổ điển thế kỉ 20, đã đưa vào guitar cổ điển các kĩ thuật trước đây chưa từng có và vẫn được dùng đến ngày nay, chẳng hạn ông sử dụng cả ngón đeo nhẫn để gảy đàn trong khi trước đó người ta chỉ dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa, kĩ thuật reo dây (tremolo) dành cho guitar cổ điển là phát minh của ông: dùng các ngón trỏ, giữa, đeo nhẫn gảy liên tục vào cùng một dây tạo nên cảm giác tiếng đàn ngân nga không dứt. Francisco Tárrega sáng tác không nhiều, chỉ viết 78 tác phẩm và 120 bản chuyển soạn của các nhạc sĩ như Beethoven, Chopin, Mendelssohn và các nhạc sĩ cùng thời như Albéniz.
Nhạc sĩ Nguyễn Đinh Thi sáng tác bài hát này đầu năm 1947, khi cuộc kháng chiến chống Pháp chỉ vừa mới nổ ra được ít ngày, sau khi cả Hà Nội đã lên đường sơ tán theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến tháng 12 năm 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tên gọi ban đầu là Bài hát của một người Hà Nội. Mặc dù bản thân nhạc sĩ từng thổ lộ ông không được học cao về âm nhạc, bài Người Hà Nội của ông thực sự đòi hỏi ca sĩ trình bày phải có trình độ thanh nhạc tốt bên cạnh một nhạc cảm tốt, cái nhạy bén vốn có trong tâm hồn người Tràng An.
Andres Torres Segovia (21/2/1893- 02/6/1987) là một nghệ sỹ guitar lừng danh ở thế kỷ 20. Ông được sinh ra tại Linares, Jaén, Tây Ban Nha. Ông được xem là người đưa cây đàn guitar có một vị trí trong dàn nhạc, đưa cây đàn guitar lên ngang hàng với các nhạc cụ như Piano và Violin. Ông được thế giới biết đến bởi những đóng góp to lớn, bao gồm: những sắc màu âm nhạc độc đáo và một phong cách biểu diễn không thể nhầm lẫn, ông thổi vào âm nhạc một sức sống mãnh liệt với cái nhìn đặc biệt. Các tác phẩm chuyển soạn chính cho cây đàn guitar của ông là từ các tác phẩm của Johann Sebastian Bach được viết vào cuối thời kỳ Baroque, ngoài ra ông cũng tự mình sáng tác ra một số tác phẩm cho cây đàn guitar.
Hầu như tất cả những ai đã yêu thích tiếng đàn guitar, nhất là guitar cổ điển đều không thể không biết đến nhạc sĩ - nghệ sĩ guitar tài năng người Tây Ban Nha – F. Tarrega. Thời mà F. Tarrega sống là thời mà guitar chỉ được xem là 1 nhạc cụ bình dân không được sánh ngang hàng với các nhạc cụ khác và không được đưa vào giảng dạy trong viện Hàn lâm. Tarrega tốt nghiệp với 2 bằng xuất sắc là biểu diễn piano và sáng tác nhưng không có bằng tốt nghiệp guitar.
Nhưng ông vẫn rất yêu thích và quý trọng cây guitar cổ điển. Vì thế ông đã tìm tòi. sáng tạo và thử nghiệm rất nhiều với cây đàn guitar và các kĩ thuật của guitar. Có 3 mốc quan trọng nhất trong quá trình thử nghiệm kĩ thuật của ông được đánh dấu bằng 3 tác phẩm. Đó là: Recuedos De La Alhambra, Capricho arabe và Grand Jota.
Trong đó Recuedos De La Alhambra là giai đoạn thử nghiệm đầu tiên. Đây là 1 bản Etude mà ông dùng để thử nghiệm kĩ thuật tremolo cho guitar và chưa được đặt tên. Sau này do quá thành công mà ông mới đặt tên cho nó là Recuedos De La Alhambra(tưởng nhớ Alhambra) trong đó Alhambra là 1 cung điện ở thành phố tại thành phố Madrid, nơi lưu giữ rất nhiều kỉ niệm và bằng chứng lịch sử của thành phố này và của Tấy Ban Nha
Cũng không biết từ bao giờ nữa, mình đã nghe Như Cánh Vạc Bay... Hiểu gì về nó? Có lẽ là không gì cả. Chỉ đơn giản là thích, nghe và cảm nhận. Cảm nhận bằng tất cả tình cảm của mình
Nắng có hồng bằng đôi môi em
Mưa có buồn bằng đôi mắt em
Tóc em từng sợi nhỏ
Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh
Bèo dạt mây trôi là một bài hát dân ca Việt Nam, với nội dung thể hiện nỗi nhớ của người con gái/chàng trai đối với người yêu ở phương xa. Ca từ trong bài Bèo dạt mây trôi rất giản dị, gần gũi với nông thôn Việt Nam, sử dụng những hình tượng nghệ thuật như cánh bèo, chim, cá, mây, trăng, gió v.v. tạo ra một khung cảnh nhớ nhung sâu lắng. Cảnh vật nông thôn thời xưa thể hiện rõ nét, không gian và thời gian như nhập vào một, chất trữ tình mạch lạc.
Kẻ săn tìm quan họ như lạc lối đưa chân trong một trời âm thanh giữa thơ và nhạc…Cứ thế hết canh hát này sang canh hát khác, kẻ săn tìm quan họ như lạc lối đưa chân trong một trời âm thanh giữa thơ và nhạc xao xuyến lòng người...
" Nửa thế kỷ trước họ đã tìm nhau thuở mười tám, đôi mươi giữa kinh thành Hà Nội và tụ quần thành nhóm Thất Cầm. Cuộc giao hòa của họ đã làm ra tiếng đàn riêng biệt của từng người. Hải Thoại duyên dáng đằm thắm. Quang Tôn tư duy, ngẫm nghĩ. Nguyễn Văn Tỵ mạnh mẽ, hồn nhiên. Phạm Văn Phúc thiết tha, day dứt. Vũ Bảo Lâm nồng điệu, thành thực. Trường Giang hào hoa, quyến rũ. Đặng Văn Khôi mê đắm, kiếm tìm. Tiếng guitare của họ đã thấm vào tuổi trẻ ngày ấy. Biết bao người đã dấn thân vào bụi trường chinh khói lửa từ tiếng đàn của họ. Và có khi trước lúc ngã xuống, trong tâm hồn vẫn còn vương vấn những tiếng lòng dìu dặt đó.Bây giờ, khi việc cần có một bản nhạc soạn cho guitare là quá dễ dàng, ta mới thấy quý giá biết bao ngày ấy, các anh đã mày mò tự nghe đĩa, tự ghi ra những bản nhạc như thế bằng niềm say mê vô bờ bến, bằng cả tình yêu tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước..."
Tiếng chèo được cất lên từ những cô gái, có lúc êm ả khoan thai, lúc thúc giục, khi thì nhẹ nhàng da diết… Bao năm xa quê mà cái khoảnh khắc chứa chất đầy thương yêu ấy vẫn tươi trẻ tinh khôi và nguyên vẹn. Bài nhạc chèo Lới lơ, một trong số những "tuyệt phẩm" chèo được NS Hải Thoại chuyển soạn cho guitar dưới tiếng đàn đầy mê hoặc của NS. Lê Thu.
Nhóm “Thất cầm” (7 nghệ sĩ guitar) giờ đã là một huyền thoại trong lòng người yêu guitar Hà Nội. Chính các nghệ sĩ trong nhóm đã “truyền lửa” cho giới trẻ Hà thành yêu guitar, hình thành các lớp học, tạo thương hiệu cho cây đàn guitar trong số các loại nhạc cụ, và giờ đây các lớp học guitar vẫn thu hút được nhiều thanh niên tham gia.
Tác giả: Tequila trên vantuyen.netBạn cùng lớp học đàn của tôi có nhiều. Tôi chỉ mang máng nhớ họ, vì nhiều đứa chỉ học hơn một tháng, hai tháng là bỏ không đi học nữa. Một phần vì chúng không thích, chậm tiến bộ, một phần vì hễ cứ tiến bộ là bố mẹ chúng chuyển cho chúng đi học ở nơi khác. Chỉ có tôi là suốt mấy năm trời, chủ nhật nào cũng đến với ông. Những lúc nghỉ giữa giờ, tôi thường hay sang lớp khác nghe bọn học đàn organ điện tử. Bản nào chúng nó chơi cũng hay.
Để cắt nghĩa thế nào là cuộc sốngTa đằm mình như trái ớt giữa chén tươngCàng dằm nát càng cay càng tơi tảRồi hít hà cười khóc với yêu thương
Người Nga tầm hai mươi tuổi, tóc vàng buông dài, gương mặt xương xương. Anh ta mặc áo phông trắng, quần bò chất mịn, đi giày trắng, chơi bản Lịch sử tình yêu. Tôi thường thấy những người chơi vĩ cầm giống như anh ta, nếu rời cây đàn ra thì anh ta gầy guộc và mỏng manh yếu đuối. Nhưng khi cầm cây vĩ cầm lên, thì anh ta có một sức mạnh nào đó đủ sức sai khiến tất thảy. Tôi bỏ mấy đồng tiền vào cái hộp đàn anh đặt dưới chân, rồi đứng vào một góc, tựa lưng vào tường và lắng nghe, để cho anh ta dẫn dắt mình đi, đến bất cứ đâu, đến một nơi nào thuộc thế giới này hay không thuộc thế giới này.