Hải Thoại là con trai trưởng của nhà soạn kịch Nam Xương nổi tiếng. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Cát Ngạc, người Phù Khê, Từ Sơn (Bắc Ninh). Ông Nam Xương vừa viết những vở kịch nổi tiếng như "Chàng ngốc" (1929), "Ông Tây An Nam" (1930), vừa bí mật hoạt động cách mạng.
Hoạt động tại Hà Nội, ông đã gặp bà Võ Thiện Ngôn ở Huế ra để tránh lùng bắt và hoạt động với nghề nữ hộ sinh (ta quen gọi là "bà đỡ"), thành hôn và về sống ở Nam Định. Chính ở thành Nam năm 1936, cậu con trai đầu lòng đã ra đời. Ông Nam Xương đặt tên cho con mình là Nguyễn Hải Thoại.
Giống như các bậc tài danh âm nhạc ở thành Nam khi trước như Lê Thương, Đặng Thế Phong, Bùi Công Kỳ..., cậu bé Hải Thoại mê tiếng đàn guitare từ rất sớm. Riêng chuyện chỉ ở với mẹ tại Nam Định, còn bố đi đâu thì không biết cũng đã gieo vào lòng Hải Thoại nhiều trắc ẩn, nhất là việc bố bị kết án tử hình ở mùa thu 1945 (sau này nhờ Cách mạng Tháng Tám, ông Nam Xương đã được cứu thoát). Nhưng với tài năng trời cho, Hải Thoại đã nhanh chóng nổi tiếng là một nghệ sĩ guitare có hạng tại Hà Nội. Việc anh chọn "Bài ca hy vọng" của Văn Ký để chuyển soạn cho đàn guitare cũng như một lời thầm nhủ lòng mình hãy biết hy vọng vào tương lai.
Nhớ quê Bắc Ninh, anh chuyển soạn "Quê em miền trung du" của Nguyễn Đức Toàn. Yêu chèo từ đất Nam Định, anh chuyển soạn "Lới lơ", "Sắp qua cầu"... Và đặc biệt, như để gửi gắm tình cảm của mình vào cuộc chiến đấu ở miền Nam, Hải Thoại đã sáng tác một nhạc phẩm cho guitare mang tên "Mừng chiến thắng Tây Nguyên" bằng ngũ cung Tây Nguyên, được trình diễn tại Pleiku năm 1976. Đấy là sự gặp gỡ âm thầm và kỳ lạ của thời gian.
Ở Hà Nội, không chỉ tạo dựng tài năng cho riêng mình, Hải Thoại đã cùng anh em " tử vì đạo guitare" lập ra nhóm "Thất cầm" gồm các danh cầm như: Nguyễn Quang Tôn, Phạm Văn Phúc, Nguyễn Văn Tỵ, Vũ Bảo Lâm, Đỗ Trường Giang (đã mất), Đặng Văn Khôi. Ở trong một hoàn cảnh ngặt nghèo của chiến tranh, các anh vừa dạy guitare cho lớp trẻ, vừa là kiếm sống tối thiểu, vừa là đào tạo cho thế hệ sau. Thật khâm phục, khi các anh cùng nhau nghe những tác phẩm của A.Segovia, F.Sor, Villa Lobot... qua đĩa và cố gắng ghi ra thành bản nhạc để có thể tự tập và truyền bá tới học sinh.
Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bằng uy tín của mình, Hải Thoại đã cùng các bạn giao lưu với các danh cầm Sài Gòn và tạo nên mối tâm giao thống nhất của "Làng guitare VN".
Gần đây, nhất là sau khi cùng giao lưu với nghệ sĩ guitare người Nhật hồi cuối 2004, Hải Thoại yếu đi rõ rệt. Năm 2007, Hải Thoại và nhóm "Thất cầm" đã được đưa vào ấn phẩm "Nhạc sĩ Việt Nam" dày dặn và trân trọng. Không ngờ "thanh minh vào tiết tháng ba" năm nay, người nghệ sĩ của tiếng đàn guitare réo rắt một thời chiến tranh đã tạ thế vào chiều 2.4 - buổi chiều mưa rây rắc. Xin kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt anh.
Giống như các bậc tài danh âm nhạc ở thành Nam khi trước như Lê Thương, Đặng Thế Phong, Bùi Công Kỳ..., cậu bé Hải Thoại mê tiếng đàn guitare từ rất sớm. Riêng chuyện chỉ ở với mẹ tại Nam Định, còn bố đi đâu thì không biết cũng đã gieo vào lòng Hải Thoại nhiều trắc ẩn, nhất là việc bố bị kết án tử hình ở mùa thu 1945 (sau này nhờ Cách mạng Tháng Tám, ông Nam Xương đã được cứu thoát). Nhưng với tài năng trời cho, Hải Thoại đã nhanh chóng nổi tiếng là một nghệ sĩ guitare có hạng tại Hà Nội. Việc anh chọn "Bài ca hy vọng" của Văn Ký để chuyển soạn cho đàn guitare cũng như một lời thầm nhủ lòng mình hãy biết hy vọng vào tương lai.
Nhớ quê Bắc Ninh, anh chuyển soạn "Quê em miền trung du" của Nguyễn Đức Toàn. Yêu chèo từ đất Nam Định, anh chuyển soạn "Lới lơ", "Sắp qua cầu"... Và đặc biệt, như để gửi gắm tình cảm của mình vào cuộc chiến đấu ở miền Nam, Hải Thoại đã sáng tác một nhạc phẩm cho guitare mang tên "Mừng chiến thắng Tây Nguyên" bằng ngũ cung Tây Nguyên, được trình diễn tại Pleiku năm 1976. Đấy là sự gặp gỡ âm thầm và kỳ lạ của thời gian.
Ở Hà Nội, không chỉ tạo dựng tài năng cho riêng mình, Hải Thoại đã cùng anh em " tử vì đạo guitare" lập ra nhóm "Thất cầm" gồm các danh cầm như: Nguyễn Quang Tôn, Phạm Văn Phúc, Nguyễn Văn Tỵ, Vũ Bảo Lâm, Đỗ Trường Giang (đã mất), Đặng Văn Khôi. Ở trong một hoàn cảnh ngặt nghèo của chiến tranh, các anh vừa dạy guitare cho lớp trẻ, vừa là kiếm sống tối thiểu, vừa là đào tạo cho thế hệ sau. Thật khâm phục, khi các anh cùng nhau nghe những tác phẩm của A.Segovia, F.Sor, Villa Lobot... qua đĩa và cố gắng ghi ra thành bản nhạc để có thể tự tập và truyền bá tới học sinh.
Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bằng uy tín của mình, Hải Thoại đã cùng các bạn giao lưu với các danh cầm Sài Gòn và tạo nên mối tâm giao thống nhất của "Làng guitare VN".
Gần đây, nhất là sau khi cùng giao lưu với nghệ sĩ guitare người Nhật hồi cuối 2004, Hải Thoại yếu đi rõ rệt. Năm 2007, Hải Thoại và nhóm "Thất cầm" đã được đưa vào ấn phẩm "Nhạc sĩ Việt Nam" dày dặn và trân trọng. Không ngờ "thanh minh vào tiết tháng ba" năm nay, người nghệ sĩ của tiếng đàn guitare réo rắt một thời chiến tranh đã tạ thế vào chiều 2.4 - buổi chiều mưa rây rắc. Xin kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt anh.
0 comments:
Post a Comment